Ý Nghĩa Tượng Tam Đa Trong Phong Thủy
Tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) thường được người Việt Nam trưng bày hoặc thờ cúng trong nhà với mong muốn gặp được những điều tốt lành, có được tiền tài và sống lâu cùng con cháu. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa và cách sử dụng tượng Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ) trong phong thủy để có thể đạt được những điều đúng ý nguyện. Bài viết hôm nay của dothohienluong.com sẽ giải đáp tất cả, mời bạn đọc tham khảo!
Ý nghĩa từng bức tượng trong bộ tượng Phúc Lộc Thọ – Tam Đa
Tượng Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống hạnh phúc là: Những điều lành, con cái (Phúc), sự thịnh vượng, may mắn (Lộc) và tuổi thọ (Thọ). Mỗi vị thần tượng trưng cho một điều mong ước. Người vô phúc (không có con cái) thì cuộc sống có được nhiều lộc và tuổi thọ cao đi nữa thì cũng không viên mãn. Tương tự như vậy, nếu không có lộc thì phúc và thọ bao nhiêu cũng không hạnh phúc. Ba vị này còn được gọi là Tam Đa và thường đi chung. Cả ba vị đều có khuôn mặt nhân hậu và nụ cười rất hoan hỷ.
Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, con hiền, cháu thảo. Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm đứng đầu của triều đình xưa. Ông Phúc có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và thành công hơn người. Vì vậy, tượng ông phúc thường bế đứa bé trên tay. Phúc là điều mong ước đầu tiên của mỗi người. Tượng ông Phúc sẽ đem đến cho gia chủ nhiều phúc phần, con cháu ngoan hiền, hiều thảo và thành đạt.
Ông Lộc: Hay còn gọi là ông Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc. Truyền thuyết nói rằng ông Lộc là quan lớn của triều đình, có tài ăn nói khéo léo nên được vua ban lộc nhiều vô kể. Ông Lộc đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý tượng trưng có sự thăng tiến về công danh, vạn sự như ý và tài lộc tấn tới. Ông Lộc thường đứng ở giữa trong bộ tượng tam đa.
Ông Thọ: Trong bộ tượng Phúc Lộc Thọ. Ông thọ đứng cuối cùng. Ông thọ là hình tượng ông tiên già, râu tóc bạc trắng, trán rất cao. Tay cầm trái đào tiên, tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn. Ông Thọ sẽ phù hộ cho gia chủ luôn có sức khỏe và sự trường thọ để hưởng phúc. Nhiều người thắc mắc tại sao tượng ông Thọ thấp hơn 2 bức tượng còn lại và cho rằng đó là lỗi trong khi đục tượng nhưng sự thực không phải vậy. Ông thọ là hình ảnh cụ già chống gậy và người lúc nào cũng hơi khom lưng về phía nên tượng ông phải thấp hơn mới hợp lý.
Cách trưng bày tượng Phúc Lộc Thọ
Tượng ba ông Tam Đa luôn luôn phải đặt theo đúng thứ tự để phát huy tính năng phong thủy cao nhất.
– Tượng Phúc Tinh: đặt bên phải
– Tượng Lộc Tinh: đặt ở giữa
– Tượng Thọ Tinh: đặt bên trái
Bạn nên đặt tượng ba ông Tam Đa trong những căn phòng chính của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, thư phòng. Tượng nên đặt ở nơi trang nghiêm. Khi trưng tượng không để bám bụi hoặc các đồ vật che khuất mắt tượng. Để tượng nên hướng về phía cửa chính để đón Phúc Lộc Thọ. Đại kỵ để tượng Tam Đa gần hoặc trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ
Tùy vào mục đích trưng bày mà gia chủ nên xem xét việc có khai quang tượng hay không. Nếu không khai quang thì tượng đơn giản chỉ là những đồ vật trang trí. Nếu đã khai quang thì phải thờ cúng đầy đủ và đặt ở những vị trí hợp phong thủy.
Những vị trí đặt tượng Phúc Lộc Thọ giúp gia chủ hái tài lộc
– Quầy thu ngân: Tiền tài luôn dư dả
– Trên nóc bàn thờ ông địa: Thuận tiện việc thờ các ngài
– Phòng làm việc: Luôn cảm thấy phấn chấn tinh thần
– Phòng khách: Khách tới luôn cảm thấy thiện chí, vui vẻ
Những lưu ý không thể bỏ qua khi thỉnh tượng Phúc Lộc Thọ:
– Không nên trưng 1 hoặc 2 bức trong bộ tam đa. Khi trưng bày gia chủ nên trưng cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.
– Không để tượng ở vị trí quá thấp, vị trí tối thiểu mà các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên.
– Không để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc. Khác với tượng chấn trạch, thường để nhìn thẳng ra cửa chính thì tượng dùng để chiêu tài thường tránh nhìn thẳng ra cửa chính. Tượng chấn trạch như: Quan Công, Tượng hổ… Tượng chiêu tài: Phúc Lộc Thọ, Tỳ hưu, Thiềm thừ…
– Nếu trưng tượng mà không muốn thờ cúng thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng. Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi tuyệt đối không đốt, vứt vào nơi ô uế.
CÓ THỜ, CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG, CÓ LÀNH!
Chúc quý vị luôn luôn có trọn vẹn 3 điều hạnh phúc nhất của đời người Phúc Lộc Thọ!
Địa Chỉ Bán Tượng Tam Đa
Khách hàng xem thêm các sản phẩm khác của SHOP :
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Bàn Giao Đồ Đồng Cho Khách Quảng Ninh
Bàn Giao Đồ Đồng cho khách ở Quảng Ninh – ĐỒ ĐỒNG HIÊN LƯỢNG Hôm nay 4/4/2024, Đồ Đồng Hiên Lượng đã tiến hành bàn giao: Quả trống đồng đk 25cm, tháp văn xương 9T cao 31cm loại dày, đôi voi bằng, hũ cóc 30cm, ...
Bàn Giao Tượng Bác Hồ Cho Khách Ở Vĩnh Phúc
Bàn Giao Tượng Bác Hồ Cho Khách Ở Vĩnh Phúc – ĐỒ ĐỒNG HIÊN LƯỢNG Hôm nay 11/8/2023, Đồ Đồng Hiên Lượng đã tiến hành bàn giao tượng chân dung bác hồ cao 70cm bằng đồng đỏ cho anh khách ở Vĩnh Phúc Các mẫu ...
Bàn Giao Đồ Đồng Cho Thầy Ở Hà Nam
Hôm nay 11/8/2023, Đồ Đồng Hiên Lượng đã tiến hành bàn giao đồ đồng cũng lễ cho thầy ở Hà Nam bao gồm: Mặt trống đồng đỏ đk 30cm dát vàng, Đôi chân nến rồng cuộn cao 37cm, Chuông mõ đài loan 4in, Bộ ...
Bàn Giao Bộ Tượng Đồng Ở Bắc Giang: Ông Quản Gia Cao 42cm, Tượng Trâu Kéo Tiền, Tượng Gà Trống, Tượng Rắn
Bàn Giao Bộ Tượng Đồng Ở Bắc Giang: Ông Quản Gia Cao 42cm, Tượng Trâu Kéo Tiền, Tượng Gà Trống, Tượng Rắn Bàn Giao Bộ Tượng Đồng Ở Bắc Giang: Ông Quản Gia Cao 42cm, Tượng Trâu Kéo Tiền, Tượng Gà Trống, Tượng Rắn – ...