Hiển thị tất cả 16 kết quả

Có Nên Dùng Bát Hương Bằng Đồng Không?

Có Nên Dùng Bát Hương Bằng Đồng Không?

Trên bàn thờ, bát hương là món đồ không thể thiếu. Bát hương được coi là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm.

Vậy nên dùng bát hương bằng chất liệu gì? Tại sao phải dùng bát hương? Cách bốc và sử dụng bát hương theo đúng truyền thống và văn hóa tâm linh.

Ý nghĩa của bát hương:

Bát hương hay còn gọi là bát nhang thờ là nơi hội tụ tâm thức, giác ngộ. Giống như một sợi dây vô hình kết nối giữa cõi âm và cõi dương mỗi khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên.

Bát hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà hơn hết, nó mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Bát hương là cả một biểu tượng văn hóa. Khi thắp hương lên, con người ta trong giây phút ấy là con người thành thực nhất, trong sáng nhất và chí tình nhất, dù họ có bị tha hóa đến mức nào.

Như vậy bát hương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhận thức trong mỗi con người. Mỗi khi thắp hương nhìn lên bát nhang, ta như được giác ngộ, hướng thiện hơn, trong sạch hơn.

Bát hương hoàn toàn có thể thay thế những thỏi vàng, những lọ hoa, những mâm cỗ, hay những đồng tiền cúng vì những thứ đó không có được những giá trị và ý nghĩa tinh thần lớn lao như bát hương.

Nhà nào nghèo không có mâm cao cỗ đầy, không có tiền bạc dư giả, chỉ cần lúc nào bàn thờ cũng ấm cúng nghi ngút khói hương, ta vẫn cần phải đánh giá rằng: gia đình đó hạnh phúc.

Thậm chí bát hương còn quan trọng tới mức, thời ký phong kiến, tư tưởng Nho giáo còn đè nặng lên xã hội, tâm lý đẻ con trai để nối dõi tông đường rất phổ biến, các cụ ta thường nói rằng: đẻ con trai để có người “hương hỏa”, 2 chữ hương hỏa còn có ảnh hưởng vô cùng lớn ở thời đại ngày nay.

Có thể nói ý nghĩa của bát hương lúc này không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất hay tinh thần, mà nó còn mang giá trị truyền thống trao truyền, cha truyền con nối, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Trong khi mọi thứ có thể thay đổi, nhà cửa thay đổi, dụng cụ thay đổi, cuộc sống thay đổi, nhưng bát nhang thì không, điều đó là “bất di bất dịch”.

Cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên:

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc

– Thờ Thần gồm có thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

– Thờ Phật để cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

– Thờ gia tiên tức là họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Nhiều nhà lập 3 bàn thờ nhưng đa phần thì đại đa số các gia đình tại Việt Nam chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn.

Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát hương mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân.

Cách đặt vị trí bát hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng.

bát nhang trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo Thông thư gia bảo của chi phái họ Nguyễn Chính Tộc hương thôn Trà Khê thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ: 3 – 7 – 12 vì Người sống trải qua: Sinh – Lão – Bệnh – Tử sau khi mất đi thì ứng với: Quỷ – Khốc – Linh – Thính tức là: mất đi hồn lìa khỏi xác thành Quỷ. Chết giờ tốt không bì hung thần, chết giờ xấu bị hung thần giữ xác.

Sau khi chết đi nhờ tiếng Khóc(Khốc), sự thờ cúng của con cháu mà thành Linh thiêng (Linh) và hết tuần 49 rồi hết 100 ngày vong sạch sẽ được đưa vào chùa tụng kinh, nghe kinh mà cứu rỗi siêu thoát nên Thính. Bát hương cũng ứng với chữ như thế.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát nhang này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải. Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.

Nhiều nhà đặt quá nhiều bát nhang trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ  số bát hương (cho Tổ tiên,  Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…).

Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát nhang nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!

 Cách bốc bát hương và cách sử dụng bát hương:

Ai cũng có thể bốc được bát nhang nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc chồng hay bố mẹ, ông bà…

Dù là ai thì người bốc cũng phải là người thành tâm và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người cẩn thận còn phải tắm rửa sau đó, rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp.

Sau khi mua bát nhang về cần phải lau rửa sạch. Có thể dùng gừng giã nhỏ cho và rượu trắng hoặc cho vào nước rồi đun sôi lên để lau rửa bát hương. Dùng khăn sạch nhúng vào đó và lau bát nhang để tẩy trừ đi những uế tạp ở bát hương.

Lau xong để ráo nước hoặc dùng khăn khô khác lau lại cho khô ráo.

Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô, để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế.

Còn hiện nay, loại tro này được bán ngay tại các cửa hàng mã. Ngoài tro, cần chuẩn bị một trong thất bảo của nhà Phật bao gồm: vàng, bạc, mã não, ngọc, san hô… Tối thiểu có ba thứ là vàng, bạc, ngọc.

Các chữ này được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ.

Lưu ý không nên cho các loại giấy trang kim, đồ giả bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú.

Khi bốc bát nhang thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”.

Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.

Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.

Trước khi bốc bát nhang nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát nhang, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài.

Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).

Bát nhang đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát hương, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt. thả tro xuống sông suối. Bát hương bỏ đi (ví dụ bát hương của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra nhưng người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.

Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu.

Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.

Có nên dùng bát hương bằng đồng không? Nên dùng bát hương bằng đồng hay bằng sứ?

Bát hương thờ cúng có nhiều loại được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gốm sứ hay được đúc bằng đồng và với mỗi một dòng thì có những ưu điểm khác nhau.

Theo quan niệm của người Á Đông thì trên bàn thờ phải có đủ ngũ hành tương sinh tương khắc: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Đồ thờ bằng đồng là hành kim, bằng sứ đại diện cho hành thổ.

Xét về mặt tổng thể, ban thờ phải đầy đủ ngũ hành:

+ Kim – đỉnh thờ để đốt trầm, hạc thờ bằng đồng, đèn thờ bằng đồng, mâm bày ngũ quả….

+ Mộc là ban thờ bằng gỗ

+ Thủy là nước trong đựng trong đài thờ, ly nước,

+ Hỏa có thể là ngọn đèn dầu, nén nhang đang thắp

+ Thổ là bát nhang bằng gốm sứ hoặc bình hoa, đĩa bày hoa quả bằng gốm sứ.

Xét về mặt ngũ hành tương sinh tương khắc với mệnh gia chủ thì lựa chọn bát hương lại có sự khác biệt, nếu gia chủ mệnh thủy hay mệnh kim thì chọn bát hương bằng đồng, và để giữ được đủ ngũ hành trên ban thờ thì có thể thay Thổ – bát hương gốm sứ bằng đôi bình hoa bằng gốm sứ để tạo sự cân bằng ngũ hành.

Bát nhang bằng đồng thường có nhiều họa tiết, hoa văn tinh xảo, với nhiều hình dáng đẹp như bát hương hình trụ, hình tròn, bát hương có quai rồng… vì thế nhiều gia đình lựa chọn bát hương bằng đồng hơn gốm sứ.

Ưu điểm của bát hương bằng đồng là bền không bao giờ bị sứt vỡ, đẹp, đồng sẽ xuống màu theo thời gian nên càng để về đời đời sau này càng giá trị.

Việc chọn bát nhang loại nào là phù hợp cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như không gian thờ cúng, tuổi, mệnh gia chủ, không gian gia đình,… Xét cho cùng trong việc thờ cúng, cho dù lựa chọn loại bát hương nào thì cái tâm của gia chủ và lòng thành kính, nhất tâm cúng bái là quan trọng nhất.

-13%
-13%
13,000,000