Bộ Tượng Phật Dược Sư Bằng Đồng Cao 70cm
Bộ Tượng Phật Dược Sư Bằng Đồng Cao 70cm có tại ĐỒ THỜ HIÊN LƯỢNG – CỬA HÀNG ĐỒ THỜ BẰNG ĐỒNG UY TÍN TẠI VĨNH PHÚC
Chuyên hàng cao cấp, chất lượng
Chất Liệu: Đồng 100%
Kích thước: Chiều Cao 70cm
Bảo Hành: Trọn Đời
– Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp
– Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa
– Hoa văn chạm tay tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết nhỏ
Liên hệ: 0934.754.745 để đặt hàng và được giảm 6%
Video Bộ Tượng Phật Dược Sư Bằng Đồng Cao 70cm
Xem thêm: Vòng dơi ngũ phúc màu xanh giả cổ
Xem thêm các sản phẩm khác trên youtube tại đây
Các vị phật trong Bộ Tượng Phật Dược Sư
Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”), còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya), Dược Sư Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru tathàgatàya), Dược Sư Lưu Ly Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya), Đại Y Vương Phật (Phạn: Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha), Vương Thiện Đạo, do bổn nguyện của ngài là “cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh” cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.
Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.
Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Bộ Tượng Phật Dược Sư Bằng Đồng Từ góc độ sinh thái học và Phật giáo mà nói, tín ngưỡng Dược Sư bao gồm các phương diện sau:
Thứ nhất, sự bảo vệ thân thể tùy bệnh mà cho thuốc. Địa cầu mà con người sinh sống là một môi trường sinh thái rộng lớn do cộng nghiệp của chúng ta tạo thành. Thân người là một hệ sinh thái nhỏ bé trong hệ thống sinh thái đó. Thân người có muôn vàn bệnh tật, ở ý nghĩa nào đó nó là sự thể hiện của sự mất cân bằng sinh thái trong cơ thể người. Trong Phật giáo, lý tưởng cứu khổ cứu nạn, giải cứu chúng sanh bao gồm cả việc đối trị bệnh tật trên thân của chúng sanh. Đức Phật thường được xưng là Đại Dược Vương, Đại Y Tôn, như “Phật bổn hạnh tập kinh” có nói: “Nơi này xuất hiện Đại Y Tôn, khéo trị tất cả bệnh của chúng sinh, nếu có người gặp phải khổ sinh lão bệnh tử, thì sẽ chữa trị giúp bình phục.”3 Trong các khổ nạn của chúng sanh mà Phật nói, sinh, lão, bệnh, đều là những đau đớn trên thân. Vì thế giải trừ sự đau đớn trên thân thể chính là bảo vệ môi trường sinh thái trong phạm vi hẹp, cũng là nghĩa lý trong Phật giáo, cũng là ý nghĩa của tín ngưỡng Dược sư. Về việc giải trừ những bệnh khổ nơi thân, trong kinh Dược Sư có nói rõ:
“Đại đức! Nhược hữu bệnh nhân dục thoát bệnh khổ, đương vị kỳ nhân, thất nhật thất dạ, thọ trì bát phần trai giới, ưng dĩ ẩm thực cập dư tư cụ, tùy lực sở biện, cúng dường Bí-sô Tăng; trú dạ lục thời, lễ bái cúng dường bỉ Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; độc tụng thử kinh tứ thập cửu biến; nhiên tứ thập cửu đăng tạo bỉ Như Lai hình tượng thất khu, nhất nhất tượng tiền các trí thất đăng, nhất nhất đăng lượng Đại như xa luân, nãi chí tứ thập cửu nhật, quang minh bất tuyệt tạo ngũ sắc thải phan, trường tứ thập cửu trách thủ, ưng phóng tạp loại chúng sanh chí tứ thập cửu; khả đắc quá độ nguy ách chi nạn, bất vị chư hoạnh ác quỷ sở trì”. (Ðại đức! Nếu có người bệnh muốn khỏi bệnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày bảy đêm thọ trì tám phần trai giới. Nên đem thức ăn uống với vật dụng khác, tùy theo sức mà bày biện, cúng dường Tỳ-kheo Tăng, ngày đêm sáu thời lễ bái cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy, đọc tụng kinh này 49 biến, thắp 49 ngọn đèn, làm bảy pho hình tượng của Đức Như Lai ấy, trước mỗi một tượng đều để bảy ngọn đèn, mỗi một ngọn đèn lớn như bánh xe, cho đến 49 ngày, ánh sáng chẳng dứt, làm cành phan lụa ngũ sắc dài 49 gang tay, nên thả đủ loại chúng sinh đến 49 loài thì có thể được vượt qua nạn nguy ách, chẳng bị các tai nạn, quỷ ác bắt giữ).4 Đoạn kinh này cho thấy rằng trong tín ngưỡng Dược Sư việc giải trừ bệnh trên thân cần thực hiện các bước sau: Đầu tiên trong bảy ngày bảy đêm cần thọ trì Bát quan trai giới; sau đó thì dùng thức ăn nước uống cúng dường Tăng chúng; kế đến là ngày đêm sáu thời lễ bái Phật Dược Sư; và tiếp tục tụng kinh này bốn mươi chín biến. Sau đó tôn tạo bảy pho tượng Phật, trước mỗi một pho tượng đặt bảy ngọn đèn, thời gian là 49 ngày; và cuối cùng là tạo cờ ngũ sắc bề dài 49 gang tay, phóng sinh 49 loài vật. Trong quá trình này, bệnh của thân thể sẽ được giải trừ theo sự lễ bái cúng dường. Phương thức tùy bệnh cho thuốc thể hiện vi tế trong khuôn mẫu ấy.
Cùng với việc thân người chịu khổ do bệnh tật còn có các loại hoạnh họa tạo nên mối nguy hiểm cho sinh mạng. Trong kinh có nói đến “cửu hoạnh” (9 cách chết đột ngột).
Thứ hai, bảo hộ sinh thái bằng cách tịnh hóa và thăng hoa tâm linh. Từ cách nhìn Phật giáo, con người là do ngũ ấm tạo thành, tức có sắc thân mang tính nhục thể, cũng có thọ tưởng hành thức cấu tạo nên tình cảm, ý chí, ý thức. Sắc thân không điều hòa, bệnh tật theo thân. Còn sự ô trược của tâm linh, mất cân bằng trong tình cảm, tham, sân hoành hành, vô minh chướng đạo, ái dục lôi kéo là những bệnh tật về mặt tinh thần. Nó là chướng ngại cần được hóa giải. Thân tâm nhất thể, khổ nơi thân tất ảnh hưởng đến tâm linh, đau khổ ở tâm linh cũng khiến thân mang bệnh tật. Vì thế tịnh hóa tâm linh, thăng hoa tinh thần là tiền đề giúp thân tâm cân bằng, là nội dung quan trọng trong việc giữ gìn sinh thái tâm linh. Phật bổn hạnh tập kinh nói: “Thử xứ kim xuất Đại Dược Vương, đương trị chúng sanh phiền não độc, nhược hữu bi ai tiễn sở xạ, thử tượng kim tất năng bạt trừ”. (Nay nơi xứ này, xuất hiện Đại Dược Vương sẽ chữa trị độc phiền não của chúng sinh. Nếu có bị mũi tên buồn thương bắn trúng thì tượng này, nay đều hay nhổ bứt trừ bỏ). 5 Đối trị độc hại phiền não tham, sân, si, bạt trừ tên tham ái, mới có thể bảo vệ được tâm linh.
Quan niệm bảo vệ tâm linh, đầu tiên là do Pháp sư Thánh Nghiêm ở Pháp Cổ Sơn Đài Loan đưa ra. Pháp sư cho rằng: “Sự ô nhiễm hoàn cảnh vật chất không tách rời hành vi của con người, mà hành vi của con người không tách rời với tâm linh. Nếu như mọi người có tâm linh thuần khiết thì hoàn cảnh vật chất sẽ không bị ô nhiễm”. Vì thế, ông cho rằng trong kinh điển Phật giáo có rất nhiều cách nói lấy yếu tố tâm linh làm trung tâm. Lý luận sâu xa của việc bảo vệ tâm linh được thể hiện trong kinh Duy Ma: “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”; trong kinh Hoa nghiêm: “Tâm Phật cập chúng sanh, thị tam vô sai biệt” (Tâm, Phật với chúng sinh, ba điều này không có sai khác), “Tâm như công họa sư, họa chủng chủng ngũ ấm” (Tâm như người thợ vẽ, vẽ mọi loại 5 ấm), “Ứng quan pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo” (Nên quán pháp giới tính, tất cả chỉ do tâm tạo ra). Đương nhiên, tuy Pháp sư Thánh Nghiêm có nhắc đến tác dụng ngoại hóa của tâm thanh tịnh, nhưng nội dung trọng tâm của việc bảo vệ tâm linh là khiến tâm được hoàn thiện và thăng hoa. Vì thế, ông đặc biệt nhấn mạnh yếu tố lành mạnh của tâm lý. Ông nói: “Bảo vệ tâm linh kỳ thực rất đơn giản, chính là làm vệ sinh tâm mình, làm cho tâm được khỏe mạnh. Làm sao để tâm ta được thanh tịnh, an định, tiến tới nữa là làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác giúp họ được an vui, đó chính là mục đích của việc bảo vệ tâm linh”6.
Trong tín ngưỡng Dược Sư cũng có sự miêu tả về hiện trạng tinh thần và tâm linh của con người, ví dụ như có người có sự tham luyến hết sức vào tiền tài: “Đa tụ tài bảo, cần gia thủ hộ; kiến khởi giả lai, kỳ tâm bất hỷ, thiết bất hoạch dĩ nhi hành thí thời, như cắt thân nhục, thâm sinh khổ tiếc”. (Phần lớn gom chứa tài bảo, siêng năng bảo vệ. Nhìn thấy người đến xin, tâm họ chẳng vui. Nếu chẳng đặng đừng phải đem cho thời như cắt thịt trên thân, sinh lòng đau tiếc). Có người lại keo kiệt, tích góp tiền tài, ngay cả bản thân còn không dám thọ dụng huống hồ là đến cha mẹ, vợ con, nô tỳ”7. Lại có người sinh tâm ngạo mạn “Tuy đa văn nhi tăng thượng mạn, do tăng thượng mạn cái tế tâm cố, tự thị phi tha, hiềm báng Chánh pháp, vi ma bạn đảng”. (Tuy đa văn nhưng tăng thượng mạn, do tăng thượng mạn che lấp tâm nên tự cho mình đúng còn kẻ khác là sai, nghi ngờ chê bai Chánh pháp, làm bạn đảng của ma). Loại trạng thái tâm linh này còn có cái bị tài sắc bao trùm, vì ngạo mạn thiên kiến đã che lấp nên không sinh chánh kiến, ngu si vô minh, không chỉ đời này tâm thái mất cân bằng. Kinh nói: “Nhược chư hữu tình, xan tham tật đố, tự tán hủy tha, đương đọa tam ác thú trung, vô lượng thiên tuế thọ chư kịch khổ, thọ kịch khổ dĩ, tòng bỉ mạng chung, lai sanh nhân gian, tác ngưu, mã, đà, lư, hằng bị tiên thát, cơ khát bức não; hựu thường phụ trọng, tùy lộ nhi hành. Hoặc đắc vi nhân, sanh cư hạ tiện, tác nhân nô tỳ, thọ tha khu dịch, hằng bất tự tại”. (Nếu các hữu tình tham lam, keo kiệt, ganh ghét, chỉ khen mình chê người sẽ đọa vào trong ba nẻo ác, vô lượng ngàn năm chịu các nỗi khổ đau. Chịu nhiều đau khổ xong, từ nơi đó chết đi, sinh vào nhân gian làm bò, ngựa, lạc đà, lừa… luôn bị roi gậy đánh đập, đói khát dày vò, lại thường phải chở nặng tùy theo đường mà đi. Hoặc được làm người, thì sinh ở chốn hèn kém, làm đày tớ cho người, chịu sự sai khiến của kẻ khác, luôn luôn chẳng được tự tại).
Rất rõ ràng, nếu như tâm này sinh trưởng thì thiện hành hoang vô, không chỉ tự do tâm linh, bảo vệ tâm linh không thực hiện được, ngay cả nhục thể cũng bị khổ. Vì thế Phật Dược Sư muốn chúng sanh ý thức được vô minh phiền não, nghe danh Phật Dược Sư “Tiện xả ác hành, tu chư thiện pháp, bất đọa ác thú, thiết hữu bất năng xá chư ác hành, tu hành thiện pháp, đọa ác thú giả, dĩ bỉ Như Lai bổn nguyện uy lực, linh kì hiện tiền tạm văn danh hiệu, tòng bỉ mệnh chung hoàn sinh nhân thú, đắc chứng kiến tinh tấn, thiện điều ý lạc, tiện năng xả gia thú ư phi gia, như lai pháp trung, thọ trì học xứ, vô hữu hủy phạm; chánh kiến đa văn, giải thậm thâm nghĩa, ly tăng thượng mạn, bất báng Chánh pháp, bất vi ma bạn, tiệm thứ tu hành chư Bồ-tát hạnh, tốc đắc viên mãn.” (Liền bỏ hạnh ác, tu các pháp lành, chẳng bị đọa ở nẻo ác. Giả sử có kẻ chẳng buông bỏ các hạnh ác, tu hành pháp lành, bị đoạ ở nẻo ác, do uy lực bản nguyện của Đức Như Lai ấy, khiến kẻ đó hiện tiền tạm nghe danh hiệu thì từ mạng ấy chết đi, sinh trở lại cõi người, được chánh kiến tinh tiến, khéo điều ý ưa thích, liền hay bỏ nhà, chí hướng ở chỗ không nhà, trong pháp của Đức Như Lai, thọ trì chỗ học không có hủy phạm, chánh kiến, đa văn, hiểu nghĩa thâm sâu, lìa tăng thượng mạn, chẳng chê Chánh pháp, chẳng làm bạn của ma, dần dần lần lượt tu hành các hạnh của Bồ-tát mau được viên mãn). Cũng có thể “Dĩ Phật thần lực, chúng khổ giải thoát, chư căn thông lợi, trí tuệ đa văn, hằng cầu thắng pháp, vĩnh đọa ma quyển, phá vô minh noãn, kiệt phiền não hà, giải thoát nhất thiết sanh, lão, bệnh, tử, ưu bi, khổ não”. (Dùng thần lực của Đức Phật mà thoát khỏi mọi khổ, các căn thông lợi, trí tuệ đa văn, luôn cầu thắng pháp, thường gặp bạn lành, chặt đứt hẳn lưới ma, đập nát vỏ vô minh, khô cạn sông phiền não, thoát khỏi tất cả sinh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ não).
Thân tâm hợp nhất cấu thành nên chỉnh thể nhân loại, nhân loại và tự nhiên cấu thành nên việc bảo vệ sinh thái. Các loại thiên tai trong giới tự nhiên, cho dù là mãnh liệt đến đâu, đến mức trời long đất lở cũng sẽ còn một bộ phận con người với tư cách là người tham gia. Nếu không có con người thì không có cái gọi là bảo vệ môi trường. Vì thế, thân, tâm, tự nhiên – ba điều này cần hài hòa, hợp ba làm một, thực hiện nhân thiên hợp nhất, đạt được mục tiêu cân bằng tự nhiên, hài hòa tâm linh, thân thể khỏe mạnh, cũng chính là giá trị văn hóa sinh thái của tín ngưỡng Dược Sư.
Địa Chỉ Bán Bộ Tượng Phật Dược Sư Bằng Đồng Cao 70cm
Khách hàng xem thêm các sản phẩm khác của SHOP :
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.