Chùy Kim Cang Bằng Đồng Nepal
Chùy Kim Cang Bằng Đồng Nepal – ĐỒ THỜ HIÊN LƯỢNG- CỬA HÀNG ĐỒ THỜ BẰNG ĐỒNG UY TÍN TẠI VĨNH PHÚC
– Địa chỉ 1: 40/16 phố Chính Kinh, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
– Địa chỉ 2: 421 Hùng Vương, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
– ĐT, zalo, fb: 0934 754 745
Kích Thước: DxR: 10.5×3.5cm
Nặng 0.1kg
Chuyên hàng cao cấp, chất lượng
Chất Liệu: Đồng Vàng 100%
Bảo Hành: Trọn Đời
– Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp
– Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa
– Hoa văn chạm tay tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết nhỏ
Liên hệ: 0934.754.745 để đặt hàng và được giảm 6%
Video Chùy Kim Cang Bằng Đồng Nepal
Xem thêm: Chuông gió hồ lô
Chùy Kim Cang Bằng Đồng Nepal
– Chày kim cương biểu trưng cho cảnh giới giác ngộ (Phật tính) không thể xâm nhập, thường hằng, bất biến và bất hoại.
+ Trong Ấn Độ giáo, kinh Vệ Đà, chày kim cương là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Pháp khí này không chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những cơn gió lốc, mây đen hung dữ và mang đến những cơn mưa tốt lành cho các thảo nguyên đang bị hạn hán.
+ Chày Kim cương là pháp khí tối quan trọng và là biểu tượng của Kim cương thừa là pháp khí âm nhạc phổ biến nhất, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa. ÂM thanh phát ra từ chuông có tác dụng tiêu trừ chướng ngại, ma quỷ.
Chày Kim Cang hay còn gọi là Chày Kim Cang, Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử, là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Đặc biệt, nó chính là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông.
Chư Tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala, phần lớn trong tay đều cầm Chày Kim Cang.
Chày Kim Cang có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ vì nó gồm cả ba phần: “Vật chất, Trí Tuệ và Tinh Thần”.
Chày Kim Cang trong Phật Giáo có thể được tạo hình dưới hình thức từ 1 đến 9 chẽ. Loại phổ thông thường gặp là 5 chẽ.
Chày Kim Cang 5 chẽ ở phía trên tượng trưng cho Ngũ Trí Phật: Đức Phật Đại Nhật, Đức Phật Bảo Sinh, Đức Phật Bất Không Thành Tựu, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Adida. Năm chẽ ở phía dưới tượng trưng năm vị Phật Mẫu: Chuẩn Đề Mẫu, Bảo Độ Mẫu, Kim Cương Luyện Mẫu, Tha Vô Năng Thắng Mẫu. Phần đài sen phía dưới bọc lấy phần chẽ có tám cánh, tượng trưng cho bát chính đạo.
Trong thần thoại Hindu, Chày Kim Cang là một vũ khí mạnh có những đặc tính được sát nhập với gươm, gậy, và giáo mác. Đây là vũ khí được Indra sử dụng để giết chết Vritrasura.
Trong Ấn Độ giáo, kinh Vệ Đà, Chày Kim Cang là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Pháp khí này không chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những cơn gió lốc, mây đen hung dữ và mang đến những cơn mưa tốt lành cho các thảo nguyên đang bị hạn hán.
Chày Kim Cang có tính chất cứng như kim cương, có thể cắt được mọi vật thể khác nhưng không vật thể nào cắt được nó. Thoạt đầu, Chày Kim Cang có đầu mũi cực kỳ sắc nhọn nhưng qua nhiều các thời đại, Chày Kim Cang dần dần trở nên hình thức hóa. Cho tới ngày nay thì ngày càng ngắn đi và cũng không còn nhọn nữa.
Chày Kim Cang đại diện cho lòng từ bi của Như Lai Kim Cang, cảnh giới giác ngộ (Phật tính) không thể xâm nhập, thường hằng, bất biến và bất hoại, có thể phá trừ nội ma của ngu si, vọng tưởng và các ma chướng ngoại đạo.
Ý nghĩa Chày Kim Cang
Chày Kim Cang là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương thừa, tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương. Theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ,giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Chày Kim Cang biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.
Trung tâm Quyền trượng Kim Cương tượng trưng cho bản tâm tuyệt đối, từ trung tâm này nổi lên hai đài hoa sen đối xứng với nhau thể hiện sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện thiện xảo. Từ hai đài sen này tỏa ra năm chẽ tượng trưng cho Ngũ Trí Phật, với trục giữa nêu biểu cho trục của vũ trụ và bốn chẽ nở ra bốn phương là bốn chiều của vũ trụ và Tứ Trí Phật. Năm chẽ cùng quy lại một điểm nêu biểu cho sự thống nhất các năng lực của Từ bi và Trí tuệ.
• Chày Kim Cang một mũi nhọn: loại này chỉ có một mũi nhọn ở phía tay cầm. Kim cương chử này tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần.
Trong các phái Mật tông, loại này chỉ được dùng bởi các nhà sư sơ cấp và biểu thị cho thực thể Duy nhất của Pháp.
• Chày Kim Cang hai mũi nhọn: loại này biểu thị tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật. Tuy nhiên, loại này rất ít khi được sử dụng hay biểu thị.
• Chày Kim Cang ba mũi nhọn: đây là loại thường thấy nhất. Nó có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu hoặc là khum, cong chụm đầu vào giữa, hoặc là hai mũi ngoài cong, khum vào mũi thẳng ở giữa. Ba mũi này biểu thị tam bảo: Phật, Pháp, Tăng và Tam mật: Ngữ, Ý, Hành.
Trong loại này có luân hồi thiền trượng (Karmavajra) là loại được tạo thành bởi hai thiền trượng kép với ba mũi nhọn xếp thành hình chữ thập. Nó tượng trưng cho Diệu Đế và tương ứng với Pháp Luân. Nó còn được gọi là visvavarna – vajra.
• Chày Kim Cang bốn mũi nhọn: loại này ít được thấy. Nó tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong đời Phật Cổ Đàm, bốn kỳ phổ độ Phật pháp và bốn Đại Phật.
• Chày Kim Cang năm mũi nhọn: tượng trưng cho năm loại Minh Trí, Ngũ Trí Như Lai, nó còn tượng trưng cho 5 nguyên tố của trời đất.
• Chày Kim Cang chín mũi nhọn: loại này khá hiếm thấy, chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng. Ý nghĩa của nó có thể tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.