Ý nghĩa và cách treo tranh hoàng phi, cuốn thư câu đối trong thờ cúng dân gian

Đôi điều về Ý Nghĩa của Hoành Phi Câu Đối, Cuốn Thư Câu Đối trong thờ cúng gia tiên, nhà thờ họ, nhà thờ tổ. Cách sử dụng Hoành Phi, Cuốn Thư Câu Đối như thế nào cho đúng, cho phù hợp với truyền thống lâu đời của cha ông ta. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng, cách treo và Ý Nghĩa Cuốn Thư Câu Đối

I. Nguồn gốc xuất hiện của Hoành Phi, Cuốn Thư Câu Đối

Treo Hoành Phi Câu Đối, Cuốn Thư Câu Đối trong thờ cúng gia tiên, dòng họ là nét đẹp truyền thống lâu đời của cha ông ta. Nhìn vào bàn thờ gia tiên, có thể thấy được gia phong của một gia đình người Việt, là chuẩn mực về một lối sống truyền thống.

Xưa kia, mỗi khi một gia đình nào có việc trọng đại như: vinh quy bái tổ, chúc thọ thày mẹ, mừng tân gia… mọi người lại đến tặng nhau đôi câu đối, nếu mà sang hơn nữa thì tặng cả bức hoành phi. Bức Hoành Phi thường được bố cục theo hình chữ nhật treo trên xà ngang, gian giữa, ở phía trên câu đối, ngăn cách không gian bên ngoài với khu vực thờ cúng. Nhà nào giàu có thì thường sơn son thếp vàng, nếu không đủ điều kiện thì thếp bạc, nghèo hơn nữa thì cũng nhờ thày đồ viết cho mấy chữ, kính cẩn treo trên bàn thờ để tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên.

Thú chơi hoành phi câu đối qua hàng ngàn năm đã vượt lên thói thường, trở thành nét văn hóa riêng, rất đặc trưng của cả một dân tộc Việt Nam. Ngày nay, người biết đọc, biết viết hoành phi câu đối không nhiều, có lẽ đây là hệ lụy từ việc cách tân và chiến tranh liên miên của dân tộc ta. Phần lớn trong số họ là những người biết viết chữ Hán, chữ Nôm từ thế kỷ trước, còn lại là một số ít người trẻ tuổi yêu chữ mà trở thành nhà Nho.

Thường thì Hoành Phi Câu Đối đi cùng với một diềm trang trí kết nối giữa hai cây cột ở gian giữa ngôi nhà cổ, phần này được gọi là Cửa Võng. Cửa Võng được đục trạm khéo léo với các hoa văn họa tiết khác nhau từ hoa lá, cây cỏ, linh vật rồng phượng…

Ý Nghĩa Và Cách Treo Cuốn Thư Câu Đối

II. Cách sử dụng Hoành Phi Câu Đối, Cửa Võng

– Thông thường Hoành Phi, Cuốn Thư Câu Đối, Cửa Võng được dùng cho nhà thờ của dòng họ, nhà thờ tổ. Đối với nhà gỗ kiểu cổ ba gian hai trái, có thể dùng hoành phi hoặc cuốn thư (cuốn thư cũng giống hoành phi nhưng có hình dáng kiểu quạt xòe) và đôi câu đối hình vòm để ôm lấy hai bên cột tròn.

– Đối với nhà ở hiện đại, nhà xây thì hay dùng hoành phi câu đối hình chữ nhật sẽ phù hợp hơn với phong cách hiện đại

– Hoành Phi Cuốn Thư Câu Đối “Phụng Tổ Đường” thường được treo ở nhà thờ họ, nhà thờ tổ, hoặc nhà con Trưởng. Hoành Phi Cuốn Thư Câu Đối “Đức Lưu Quang” thì có thể treo ở mọi nhà.

III. Cách Treo Hoành Phi, Cuốn Thư Câu Đối

– Đối với nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà cổ ba gian hai trái: đôi câu đối thường được ốp vào hai bên cột, thêm vào đó là cửa võng kết nối mặt trước giữa hai cột, bức hoành phi được treo sát tường ở gữa bên trong, cách mặt bàn thờ khoảng từ 80cm – 1m (giống hình trên)

– Đối với nhà ở theo lối hiện đại ngày nay (nhà ống, biệt thự, nhà trần), thì bức hoành phi được treo ở chính gữa ban thờ, cách mặt ban thờ từ 80cm – 1m và nghiêng xuống khoảng 20-30 độ để có thể nhìn thấy rõ và đẹp nhất. Đôi câu đối được treo ở hai bên và hơi thấp xuống so với bức hoành phi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.